AimeReception - Phần mềm Nhân viên Lễ tân ảo

AimeReception - Phần mềm Nhân viên Lễ tân ảo

Liên Hệ
  • Đơn vị cung cấp: Công ty Cổ phần Aimesoft
  • Lĩnh vực: Nền tảng Chuyển đổi số, Công nghệ mới 4.0, Trí tuệ nhân tạo
  • Giải thưởng Sao Khuê năm: 2021
  • Lượt truy cập: 985 (lượt)
  • Số lần tải bản dùng thử: 10 (lượt)

Giới thiệu sản phẩm / Dịch vụ

AimeReception - "Nhân viên Lễ tân ảo" là phần mềm dựa trên công nghệ Trí tuệ nhân tạo đa thể thức của Aimesoft,  là hệ thống tự động xử lý dữ liệu hình ảnh, văn bản, tiếng nói, để tương tác với người dùng qua một giao diện được cài đặt sẵn. Người dùng có thể tương tác với phần mềm thông qua giọng nói hoặc gõ/ nhập văn bản trên giao diện phần mềm.

AimeReception được tạo ra nhằm mục đích tự động hóa việc tiếp đón khách và các nghiệp vụ lễ tân tại các văn phòng, tòa nhà,... Tương tác với Lễ tân ảo, người dùng sẽ có trải nghiệm chân thực và sống động như đang giao tiếp với một con người thực thụ. AimeReception giúp tiết kiệm nhân công, giúp khách hàng trải nghiệm dịch vụ tốt hơn, giúp quy trình làm việc trở nên chuyên nghiệp hơn. 

Sản phẩm có khả năng tối ưu hóa theo yêu cầu nghiệp vụ. AimeReception có thể được phát triển tại các khách sạn, bệnh viện, sân bay, ngân hàng, hoặc các địa điểm công cộng,... để phục vụ các đối tượng khách hàng khác nhau. 


Các tính năng tiêu biểu: 

  • Thực hiện các nghiệp vụ lễ tân cơ bản như chào khách, cung cấp thông tin, giải đáp thắc mắc, hướng dẫn khách hàng (bằng công nghệ chatbot). Hoạt động 24/7 
  • Tương tác bằng giọng nói hoặc bằng thao tác trên màn hình cảm ứng 
  • Cho phép đăng ký khuôn mặt - phát hiện khuôn mặt - nhận diện khuôn mặt
  • Hỗ trợ đa ngôn ngữ (Tiếng Việt, Tiếng Anh, Tiếng Nhật,...) 
  • Thông báo tới người quản trị khi có khách hoặc bưu phẩm, thư từ,...
  • Có thể tùy biến ngoại hình lễ tân ảo, thay đổi giao diện phần mềm theo yêu cầu khách hàng
  • Tích hợp linh hoạt với các hệ thống khác: liên kết với hệ thống đặt lịch phòng họp, liên kết với phần mềm lịch làm việc (Google Calendar), kết nối với hệ thống cửa tự động hỗ trợ chấm công,...
  • Có khả năng tối ưu hóa theo yêu cầu nghiệp vụ. 

     

Các công nghệ để phát triển sản phẩm/giải pháp/dịch vụ: 

  • Sử dụng các mô hình xác suất thống kê, mô hình máy học (Machine Learning), học sâu (Deep Learning) để ứng dụng vào các bài toán xử lý ngôn ngữ, xử lý ảnh và xử lý tiếng nói. Các mô hình này đều được huấn luyện và kiểm thử trên những tập dữ liệu lớn và cho độ chính xác cao.
  • Sử dụng API của bên thứ ba để kết nối với các tiện ích như Google Calendar, Slack Bot
  • Quy trình được sử dụng phát triển sản phẩm là quy trình Agile.